Uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không? Các loại thuốc kháng sinh nào có thể gây vô sinh? Các uống kháng sinh sao cho giảm tác hại với cơ thể? Hãy cùng Henbimat tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Thuốc kháng sinh là gì?
Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn
Kháng sinh được sử dụng để ức chế, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi sinh vật khác một cách toàn diện. Ngày nay, kháng sinh còn được tạo ra bằng các biện pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các chất hóa học.
Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Các loại thuốc kháng sinh được chế xuất dưới dạng thuốc uống viên nén, dạng lỏng được truyền hoặc tiêm vào cơ thể.
Uống nhiều thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây vô sinh
Hiện nay chưa thể khẳng định 100% thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây nên vô sinh ở người nhưng thuốc kháng sinh có gây nên việc cản trở có con nếu dùng trong thời gian dài. Uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không phụ thuộc vào loại thuốc kháng sinh bạn dùng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh và con người thường lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh.
Có những loại thuốc kháng sinh sau khi uống sẽ được đào thải luôn ra khỏi cơ thể . Nhưng cùng với đó cũng có một số loại thuốc kháng sinh có dược liệu cao, tích tụ lâu trong cơ thể. Những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới. Những loại thuốc này khiến nữ giới rối loạn kinh nguyệt hay thậm chí vô kinh…
Tuy chưa có nhiều nghiên cứu xác định chính xác việc uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không nhưng nhiều bác sĩ nhận định rằng việc làm dụng hoặc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây cản trở đối với việc có con ở cả nam và nữ. Và thực tế cũng có một số loại thuốc chứa kháng sinh có khả năng tăng nguy cơ vô sinh ở cả 2 giới.
Để đảm bảo việc sinh sản bạn nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu bắt buộc cần phải sử dụng thuốc trong thời gian dài để trị bệnh nên chọn những loại thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Việc chọn thuốc hay đổi thuốc có thể đến các bác sĩ để tư vấn và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Các tác hại khác của lạm dụng kháng sinh
Bên cạnh nguy cơ gây vô sinh, ảnh hưởng chất lượng tinh trùng và khả năng tình dục của nam giới thì việc lạm dụng thuốc kháng sinh còn gây ra các tác hại nguy hiểm khác đối với cơ thể như:
- Tiêu diệt các lợi khuẩn có trong đường ruột, làm suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.
- Gây tổn thương gan, thận, suy giảm chức năng gan
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, dị ứng và các bệnh lý về thận
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, và các bệnh lý về nội tiết, buồng trứng, tuyến giáp…
- Gây suy tủy và các bệnh lý về gan thận
- Gây nóng trong, cơ thể mệt mỏi, dị ứng, nổi mày đay
Không chỉ cản trở quá trình sản xuất tinh trùng và quá trình sinh tinh làm dấy lên mối lo ngại về uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không mà việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe cơ thể.
Các loại thuốc kháng sinh có nguy cơ gây vô sinh cao
Uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không phụ thuộc vào loại thuốc kháng sinh. Để bạn có thể tránh được nguy cơ gây vô sinh khi dùng kháng sinh, hãy cân nhắc khi dùng các loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau cũng là dòng thuốc kháng sinh có nguy cơ gây vô sinh nếu lạm dụng quá nhiều. Theo một số nghiên cứu, có đến 50% nam giới mắc các vấn đề về sinh sản nếu uống thuốc giảm đau quá nhiều. Cả nam giới và phụ nữ không nên lạm dụng thuốc giảm đau, đối với những cơn đau nhẹ nên sử dụng các biện pháp tự nhiên giảm đau để không ảnh hưởng sức khỏe.
Những trường hợp đau nặng cần thiết dùng giảm đau nên giảm liều giảm đau dần và cắt giảm đau khi chỉ còn dấu hiệu đau nhẹ. Đây chính là cách bảo vệ cơ thể và bảo vệ sức khỏe sinh sản đơn giản mà bạn cần thực hiện.
Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs
Nếu muốn biết việc uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không thì bạn nên tìm hiểu về những tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid NSAIDs. Loại thuốc này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, không chỉ ở sự rụng trứng mà còn trong việc thụ tinh, cấy và nuôi dưỡng phôi.
Theo 1 số nghiên cứu thì loại kháng sinh này cũng có thể là nguyên nhân gây vô sinh tạm thời cho nam nữ. Nếu sử dụng thuốc quá liều có thể trì hoãn rụng trứng, gây vỡ các nang trứng, ức chế sự hình thành mạch máu của nhau thai ảnh hưởng đến phụ nữ trước và trong quá trình mang thai.
Thuốc cao huyết áp
Trong thuốc kháng sinh điều trị bệnh cao huyết áp có thành phần ngăn chặn canxi. Chính thành phần ngăn chặn canxi này sẽ ảnh hưởng tới việc tinh trùng gặp trứng. Khi quá trình tinh trùng và trứng gặp nhau bị cản trở chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc thụ thai. Khi các cặp vợ chồng đang có kế hoạch sinh con nên lưu ý tới việc dùng thuốc điều trị cao huyết áp.
Thuốc kháng viêm
Những loại thuốc kháng viêm không có chứa steroid là những loại thuốc khi uống nhiều sẽ gây hiện tượng rối loạn rụng trứng và ảnh hưởng tới cả sinh sản của nam giới. Tuyệt đối không nên dùng bừa bãi loại thuốc kháng viêm này. Nếu dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Đây là một trong những loại kháng sinh có ảnh hưởng lớn đến sinh sản.
Câu hỏi uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không đã phần nào được giải đáp khi nghiên cứu về loại thuốc kháng viêm không có chứa steroid.
Thuốc điều trị dạ dày
Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị dạ dày cũng là nguyên nhân gây nên khó khăn trong việc sinh sản. Trước khi dùng thuốc hãy nhờ bác sĩ tư vấn thật kỹ nếu bạn đang có ý định sinh con. Bạn cũng có thể thay kháng sinh bằng các loại thuốc đông y khác để điều trị dạ dày mà không ảnh hưởng đến sinh sản.
Uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nên hạn chế uống các loại thuốc kháng sinh có nguy cơ gây vô sinh hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu sinh con, hãy sử dụng các sản phẩm bổ dương của Henbimat. Các sản phẩm bổ dương này giúp nam giới tăng được chất lượng tinh trùng và tăng khả năng thụ thai.
Xem ngay: Shop Hẹn Bí Mật
Nguyên tắc dùng kháng sinh cơ bản
- Không uống quá liều mà cần điều trị đúng thời gian và liều lượng do bác sĩ hướng dẫn và chỉ định.
- Không tự ý thêm thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
- Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thuốc quá hạn sử dụng
- Không dừng thuốc giữa chừng và không được tự ý tăng liều lượng thuốc trong quá trình dùng thuốc.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, ăn uống điều độ khoa học
- Tránh các loại thực phẩm cay, nóng và chất kích thích bia rượu, café khi đang dùng thuốc.
Những loại thuốc kháng sinh thông dụng
Thuốc kháng sinh chống khuẩn
-
Kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam
Đại diện cho kháng sinh nhóm Beta-Lactam: Kháng sinh nhóm Penicilin, kháng sinh nhóm Cephalosporin. Ngoài ra còn có các loại kháng sinh khác như: nhóm Carbapenem, nhóm monobactam,…
Các loại kháng sinh Penicillin được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân gặp phải các bệnh lý như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn não – màng não, viêm màng trong tim, viêm tai, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các phần mềm trong cơ thể,… Có tác dụng chống và ngăn ngừa các hiện tượng nhiễm trùng nhẹ do sự tấn công của các loại vi khuẩn khi cơ thể bị tổn thương.
Các loại kháng sinh nhóm Cephalosporin gồm 3 thế hệ: Cefalexin, Cefuroxim, Cefotaxim. Các loại kháng sinh có tác dụng chống các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các mô mềm (tổn thương trên da có mủ hoặc không mủ) và được sử dụng để phòng hiện tượng nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu thuật. Các loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm màng não, viêm màng trong tim, bệnh lậu, bệnh thương hàn,…
-
Kháng sinh nhóm Aminoglycosid
Kháng sinh nhóm Aminoglycosid bao gồm các loại như: Kanamycin, Gentamicin, Amikacin, Tobramycin,…
Các loại kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, khuẩn tụ cầu, trực khuẩn lao. Thuốc Streptomycin thuộc nhóm này được dùng để điều trị bệnh lao. Ngoài ra, các kháng sinh còn lại có thể được kết hợp với một số loại khác để sử dụng cho những người có bệnh lý về: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm màng trong tim, viêm màng não,…
-
Kháng sinh nhóm Lincosamid
Nhóm kháng sinh bao gồm 2 loại thuốc chính là: Lincomycin – kháng sinh từ vi sinh vật tự nhiên, Clindamycin – kháng sinh được bào chế qua hình thức bán tổng hợp.
Các kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có chức năng chính là kìm khuẩn do sự ức chế tổng hợp của protein, protein của các vi sinh vật không thể phát triển hoặc hình thành khiến cho hoạt động của các vi sinh vật này bị ngưng trệ, mất khả năng sinh sôi và phát triển. Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng cho người bị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, nhiễm khuẩn ở xương khớp hay bộ phận sinh dục.
-
Kháng sinh nhóm Macrolid
Nhóm này có các loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều như: Erythromycin, Spiramycin,…
Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Thường được sử dụng cho những loại bệnh đã sử dụng Penicillin nhưng không hiểu quả, vi khuẩn kháng lại Penicillin. Các loại thuốc này thường được chỉ định khi điều trị mụn trứng cá, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn khu vực mô mềm và da, nhiễm trùng răng miệng, viêm họng, viêm xoang,…
-
Kháng sinh nhóm Phenicol
Nhóm kháng sinh gồm 2 loại thuốc chính là: Cloramphenicol và Thiamphenicol.
Cơ chế tác dụng của nhóm này kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn khi ức chế khả năng tổng hợp protein khiến vi khuẩn không thể sinh trưởng được. Các loại thuốc thuộc nhóm này được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhiễm khuẩn ở khu vực mắt, tay, ngoài da và ở khu vực âm đạo nữ giới.
Ngoài ra, trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại kháng sinh khác nhau: kháng sinh nhóm Tetracyclin – chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá, sốt rét, bệnh do Brucella; kháng sinh nhóm Quinolon sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng toàn thân,…
Thuốc kháng sinh chống nấm
Các loại kháng sinh chống nấm thường được sử dụng: Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin,…
Các loại kháng sinh chống nấm có tác dụng diệt nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc như nấm Candida, Trichophyton, Microsporum,… Điều trị một số bệnh nấm kí sinh ở khu vực móng tay, trên da, tóc, kẽ ngón tay, ngón chân,…
Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến cộng đồng: Việc sử dụng kháng sinh một cách “dễ dãi”, hễ có bệnh lại đi mua kháng sinh. Không những thế, một người còn sử dụng 2 – 3 loại kháng sinh khác nhau để “giúp” bệnh nhanh khỏi. Đó là điều không nên nha các bạn!