Một số người khi cầm kết quả xét nghiệm trên tay không biết âm tính là gì dương tính là gì? Đối với vấn đề này, Henbimat Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn ở phần chia sẻ dưới đây.
Mục lục nội dung
Âm tính là gì dương tính là gì?
Để hiểu chính xác và chi tiết về âm tính là gì dương tính là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng định nghĩa “Âm tính là gì” và”Dương tính là gì” bạn nhé! Đây là hai thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực Y khoa, đặc biệt ở các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý.
Âm tính là gì?
Âm tính hay còn gọi là Negative là thuật ngữ dùng để chỉ kết quả két nghiệm trong Y khoa. Nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm có ghi âm tính, (-) hoặc Negative thì có nghĩa bạn không bị bệnh, không mang mầm bệnh nào đó trong cơ thể.
Mặc dù đa số kết quả xét nghiệm âm tính là chính xác, nhưng vẫn có một vài trường hợp nghi ngờ và cần tiến hành xét nghiệm lại hoặc thực hiện các phương pháp kiểm tra khác.
-
Thứ nhất là trường hợp âm tính giả, nghĩa là khi yếu tố gây bệnh có tồn tại trong cơ thể nhưng không đủ ngưỡng kích thích khiến cho quá trình xét nghiệm không tìm thấy dấu vết gây bệnh.
-
Thứ hai là thời gian xét nghiệm quá sớm, nồng độ các chất còn chưa vượt ngưỡng nên cho kết quả âm tính.
-
Thứ ba là trường hợp sai sót y tế do lỗi máy xét nghiệm, quy trình lấy mẫu không đúng, sai sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xử lý mẫu,…
-
Thứ tư là khả năng “tái kích hoạt” của một số loại mầm bệnh như virus, vi khuẩn nên nhiều bệnh nhân sau một quá trình điều trị đã cho kết quả xét nghiệm trở về âm tính, cơ thể hồi phục và được xem là khỏe mạnh. Tuy nhiên, một thời gian sau thì kết quả xét nghiệm lại là dương tính.
Dương tính là gì?
Ngược lại với kết quả xét nghiệm âm tính là dương tính. Nếu bạn nhận kết quả xét nghiệm có ghi là (+) hay Positive thì nghĩa là bạn đã mắc một bệnh hay có nguy cơ mắ bệnh nào đó do trong cơ thể có chứa yếu tố gây bệnh.
Với bệnh nhân, khi kết quả xét nghiệm báo dương tính, khá nhiều người hoang mang và thấy lo lắng với sức khỏe của mình. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kết quả xét nghiệm kết quả dương tính không nói lên đúng tình trạng cơ thể. Chẳng hạn như:
-
Dương tính giả là khi người bệnh không có yếu tố gây bệnh hay không mắc bệnh nào nhưng kết quả vẫn positive do các yếu tố gây nhiễu.
-
Các phản ứng chéo trong cơ thể khiến cho quá trình xét nghiệm nhận diện sai yếu tố gây bệnh và cho kết quả dương tính.
-
Xét nghiệm được tiến hành thiếu độ chính xác trong đánh giá tình trạng bệnh lý nghi ngờ.
-
Sự nhầm lẫn kết quả hoặc nhầm mẫu giữa những người thực hiện xét nghiệm.
-
Các vấn đề phát sinh trong thu thập và xử lý mẫu của nhân viên y tế hoặc lỗi thiết bị.
Lưu ý, xét nghiệm cho kết quả âm tính là gì dương tính là gì chăng nữa thì cũng sẽ có trường hợp cần phải xét nghiệm lại. Bởi thực tế, trường hợp âm tính, dương tính giả vẫn có thể xảy ra.
Đặc biệt việc xét nghiệm âm tính giả, dương tính giả trong công tác phòng chống dịch đại dịch Covid -19 gây nên rất nhiều trở ngại cho việc phòng chống chữa bệnh.
Ví dụ có trường hợp bệnh nhân xét nghiệm Covid – 19 3 lần bằng công nghệ PCR với kết quả chính xác lên đến 60 – 70% đều cho kết quả âm tính mặc dù cơ thể có các triệu chứng lâm sàng liên quan. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp xét nghiệm dịch rửa phế quản thì kết quả lại dương tính.
Cách phân biệt âm tính, dương tính
Kết quả của một cuộc nghiên cứu xã hội học cho thấy, có đến 55 – 60% người khi được hỏi về ý nghĩa của xét nghiệm âm tính là gì dương tính là gì đều trả lời “Không biết”.
Một con số khá lớn cho thấy lỗ hổng đối với một thuật ngữ phổ biến và quan trọng trong xã hội. Kết quả xét nghiệm được thể hiện qua 2 thuật ngữ là Âm tính và Dương tính với ý nghĩa ngược nhau. Rất đơn giản, dễ hiểu và phân biệt!
Một người xét nghiệm vi rút HP dạ dày cho kết quả âm tính, (-) hoặc Negative ghi trên giấy. Điều này có nghĩa là người đó không bị tấn công bởi vi rút HP, cơ thể không bị bệnh do HP gây ra.
Ngược lại, nếu xét nghiệm vi rút HP cho kết quả dương tính, trên phiếu ghi rõ (+) hay Positive nghĩa là người bệnh đã mắc bệnh do sự tấn công của vi rút này.
Xét nghiệm cho kết quả âm tính, dương tính cũng sẽ được áp dụng với những bệnh khác. Do đó, khi hiểu được âm tính là gì dương tính là gì và cách phân biệt, bạn sẽ tự mình đọc được kết quả xét nghiệm.
Lưu ý sau khi biết dương tính hay âm tính
Với mỗi bệnh nhân, sau khi được các bác sĩ chuyên khoa giải thích kỹ lưỡng về kết quả dương tính hay âm tính là gì thì cũng đừng vội vui mừng hay lo lắng. Lúc này, cần bình tĩnh và đặt những câu hỏi để làm rõ hơn về các chỉ số có trong xét nghiệm cũng như việc có nên thực hiện xét nghiệm lặp lại hay các kiểm tra khác hay không.
Hầu hết với các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý thì không chỉ dựa vào mỗi kết quả xét nghiệm mà còn kiểm tra quá trình dịch tễ, theo dõi, đánh giá các triệu chứng, khả năng người được xét nghiệm có phơi nhiễm với mầm bệnh cũng như thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác.
Âm tính là gì dương tính là gì không khó trả lời. Hầu như ai khi được hướng dẫn rồi sẽ tự phân biệt được.Hi vọng với bài chia sẻ lần này của Henbimat, quý bạn đọc đã có được kiến thức bổ sung vào vốn sống hằng ngày. Lưu ý, bạn cần lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và thực hiện các xét nghiệm Y khoa để chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả nếu bị bệnh nhé.